Công tác chứng nhận an toàn chịu lực của công trình nói chung, của nhà xưởng nói riêng cho các doanh nghiệp trong và doanh nghiệp ngoài nước ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Giúp doanh nghiệp khẳng định đạt các yêu cầu về cơ sở vật chất, an toàn sử dụng trong quá trình lao động sản xuất và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Kiểm định nhà xưởng – VietSum: đã thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình, đánh giá an toàn khả năng chịu lực kết cấu cho rất nhiều công trình như: Nhà xưởng sản xuất, xưởng may mặc, xưởng giày da, nhà kho bãi, nhà xe, … và các công trình công cộng, công trình trường học, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, công trình nhà văn phòng.
Cơ sở thực hiện:
– Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
– Thông tư số 04/2019/VBHN-BXD ngày 30/09/2019 của Bộ Xây dựng về quy định quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Thời gian bao lâu nên tiến hành kiểm định lại nhà xưởng:
Việc kiểm tra định kỳ nhằm theo dõi phát hiện kịp thời những dấu hiệu hư hỏng của kết cấu công trình trong quá trình sử dụng. Từ đó có biện pháp xử lý sớm nhằm duy trì tuổi thọ công trình.
Chu kỳ kiểm tra hạng mục công trình theo mục 5.5.3 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9343:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì” như sau:
– Công trình đặc biệt quan trọng từ 2 đến 3 năm.
– Công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại từ 3 đến 5 năm.
– Công trình công nghiệp và dân dụng khác từ 5 đến 10 năm.
– Công trình thường xuyên chịu ăn mòn khí hậu biển và ăn mòn hóa chất từ 1 đến 2 năm.
Khi kết cấu công trình đảm bảo an toàn về khả năng chịu lực và an toàn trong quá trình sử dụng, thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng.
Dưới đây là mẫu Giấy chứng nhận của Kiểm định nhà xưởng – VietSum, gồm 01 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh:
Năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng:
– Tổ chức kiểm định phải có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp; và Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 do Tổ Chức Chứng Nhận ISOQ Việt Nam cấp.
– Công ty chúng tôi có đủ năng lực hoạt động kiểm định xây dựng (Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Giấy chứng nhận ISO, chứng chỉ hành nghề của chủ trì) cho các công trình dân dụng, công nghiệp nhẹ, giao thông (đường thủy), hạ tầng kỹ thuật.
Một vài hình ảnh công trình đã được VIETSUM kiểm định chất lượng nhà xưởng và tính toán kiểm tra đủ an toàn để tiếp tục vận hành sử dụng công trình:
Hình ảnh: Vietsum kiểm định kết cấu Công ty TNHH SXTM May Hà Nam An 3
Hình ảnh: Vietsum kiểm định kết cấu Nhà máy may mặc United Sweethearts – KCN Nhơn Trạch – Đồng Nai
Hình ảnh: Vietsum kiểm định kết cấu Nhà máy sản xuất thiết bị truyền động – KCN Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu
Hình ảnh: Vietsum kiểm định kết cấu Nhà xưởng công ty TNHH Xiang Jiang – Tây Ninh
Hình ảnh: Vietsum kiểm định kết cấu Nhà xưởng Âu Việt Furniture
Kiểm định nhà xưởng – VietSum: trình bày các nội dung của công tác kiểm định công trình như sau:
(Nội dung đề cương kiểm định và quy trình kiểm định công trình tại kiểm định nhà xưởng VietSum)
1. Quan sát, kiểm tra hiện trạng công trình: Thực hiện bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, máy đo xác định bề rộng vết nứt.
2. Kiểm tra kích thước hình học: Kiểm tra hiện trường, đo đạc, xác định lại kích thước các cấu kiện công trình, đo vẽ lại theo thực tế. Thực hiện bằng phương pháp thủ công, đo đạc trực tiếp bằng thước thép, thước kẹp.
Hình ảnh: Kiểm định kết cấu – kiểm tra kích thước tiết diện cấu kiện công trình
Hình ảnh: Kiểm định kết cấu – kiểm tra kích thước tiết diện cấu kiện công trình
3. Kiểm tra liên kết bu lông: Kiểm tra số lượng, đường kính bu lông và độ xiết chặt của liên kết. Thực hiện bằng phương pháp thủ công, đo đạc trực tiếp bằng thước thép, thước kẹp, cờ lê lực.
Hình ảnh: Kiểm định kết cấu – kiểm tra kích thước bu lông liên kết
4. Kiểm tra cường độ bê tông: Thực hiện bằng phương pháp thủ công, phương pháp không phá hủy sử dụng súng bật nẩy
Hình ảnh: Kiểm định kết cấu – kiểm tra cường độ bê tông bằng Súng bật nảy
5. Kiểm tra số lượng, đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Thực hiện bằng phương pháp điện từ sử dụng thiết bị máy Elcometer THD 331 kết hợp với khoan đục, đo đạc thủ công bằng thước kẹp.
Hình ảnh: Kiểm định kết cấu – kiểm tra số lượng đường kính cốt thép bằng máy Elcometer THD
6. Kiểm tra độ võng: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định cao độ các điểm, tính toán độ chênh cao.
7. Kiểm tra độ thẳng đứng: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định tọa độ các điểm, tính toán xác định độ thẳng đứng.
8. Lập báo cáo kiểm định chất lượng công trình: Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực, độ an toàn của kết cấu; đề xuất giải pháp sửa chữa (trường hợp công trình bị hư hỏng). Và cấp giấy chứng nhận an toàn chịu lực nếu công trình đảm bảo về an toàn chịu lực.
/……………………………………………………………………./
Hotline: 090 959 8771 – Mr Nam
– “Vietsum đồng hành cùng thành công cho nhà xưởng của quý khách hàng” –