Tin tức

Phương châm: Uy tín – Trung Thực – Trực Quan

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép 2021

Kiểm định công trình – Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn phục vụ kiểm tra khả năng chịu lực kháng cắt của dầm sàn bê tông cốt thép và kiểm tra quan trắc sự phát sinh của vết nứt trong quá trình kiểm định công trình – Thử tải sàn.

Công trình: CẢI TẠO TRẠM BIẾN ÁP 110KV QUẬN 8

Hạng mục: NHÀ ĐIỀU KHIỂN

Đối tượng thử: SÀN TẦNG 2 TRỤC A-B/3-5

Địa điểm: PHƯỜNG 2, QUẬN 8, TP HỒ CHÍ MINH

/…………………………………………………… /

Công trình có quy mô xây dựng là 8.5m x 32.82m; tổng chiều cao 14.7m so với nền đường; số tầng nhà 3 tầng và 1 mái bê tông; Công trình có kết cấu đài móng và giằng tường móng bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối; kết cấu khung cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép toàn khối đổ tại chỗ;

Tại thời điểm thử tải sàn công trình đã thi công phần gia cường kết cấu dầm sàn và đang trong giai đoạn hoàn thiện xây tô.

Lý do kiểm định công trình – thử tải sàn: để chứng minh khả năng chịu tải sau khi đã được sửa chữa, gia cường và Đánh giá khả năng chịu lực của bộ phận kết cấu công trình.

Vị trí được lựa chọn thử tải tĩnh: là ô dầm sàn tầng 2 trục (A-B)/(3-5). Là ô sàn đặt thiết bị GIS có hoạt tải tiêu chuẩn sử dụng lớn nhất trong công trình (Theo hồ sơ thiết kế, hoạt tải tiêu chuẩn sử dụng khu vực sàn GIS là 750kg/m2 ).

Xác định tải trọng thí nghiệm: 𝑃𝑇𝑁 = 𝐷𝐿 + 90% × 𝐿𝐿 × 𝑛 = 140 + 90% × 750 × 1.2 = 950𝑘𝐺/𝑚2

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Các tiêu chuẩn xây dựng được kiểm định VietSum áp dụng:

TCVN 9344 : 2012: Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép – Đánh Giá Độ Bền Của Các Bộ Phận Kết Cấu Chịu Uốn Trên Công Trình Bằng Phương Pháp Thí Nghiệm Chất Tải Tĩnh;

TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;

Các quy phạm hiện hành có liên quan.

Quy trình kiểm định công trình – thử tải sàn tại kiểm định VietSum:

Với mục đích xác định sự phát triển vết nứt trong quá trình thử tĩnh sàn, kiểm định VietSum đưa ra biện pháp quan trắc vết nứt gồm 5 bước:

Bước 1: Khảo sát tổng thể và đánh dấu theo thứ tự các vết nứt trên dầm và sàn;

Bước 2: Xác định chiều dài, bề rộng tương đối của khe nứt, và chiều sâu vết nứt dầm bằng phương pháp siêu âm và đo chiều dài vết nứt.

Bước 3: Ghi nhận mặt bằng hiện trạng vết nứt. Được thực hiện bằng vết nứt tổng thể ở bước 1.

Bước 4: Tiến hành quan trắc tương ứng theo cấp tăng tải 20%, 40%, 60%, 80%, 100% và dỡ tải còn 50%. (VietSum thử tải sàn bằng phương pháp thử tải tĩnh – tăng lượng nước bơm lên ô sàn thử tải (Theo TCVN)).

Kiểm tra chi tiết từng đo chiều rộng và chiều sâu vết nứt các vết nứt không bị (xuyên sàn) thấm nước: xác định chiều rộng vết nứt bằng máy siêu âm bề rộng vết nứt (TCVN 5879 – 2009)

Bước 5: Đánh giá khả năng chịu lực của ô dầm sàn tầng 2 trục (A-B)/(3-5) theo TCVN 9344 : 2012 và TCVN 2737:1995

Hình ảnh kiểm định công trình – thử tải sàn, đơn vị kiểm định chất lượng công trình VietSum thực hiện tại công trình:

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Thử tải sàn bằng phương pháp thử tải tĩnh – tăng lượng nước bơm lên ô sàn thử tải tầng 2.

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Lắp đặt đồng hồ đo chuyển vị dầm sàn ở mặt dưới sàn tầng 2

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Thí nghiệm 7 vị trí đồng hồ hiệu chuẩn đo chuyển vị dầm sàn ở mặt dưới sàn tầng 2

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Hiệu chuẩn đồng hồ đo phục vụ chính xác kết quả đo chuyển vị dầm sàn

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Quan sát thông số đồng hồ đo theo cấp tăng tải 20%, 40%, 60%, 80%, 100% và dỡ tải còn 50%

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Chứng kiến ghi nhận thông số đồng hồ đo theo cấp tăng tải 20%, 40%, 60%, 80%, 100% và dỡ tải còn 50%

Auto Draft

Hình ảnh: Kiểm tra ghi nhận những phát sinh của vết nứt của công trình trong quá trình thử tải – kiểm định công trình

Kết quả kiểm định công trình – thử tải sàn, kiểm tra cường độ chịu lực của sàn bê tông cốt thép tại kiểm định VietSum:

Kiểm định chất lượng công trình – Thử tải sàn, kiểm tra khả năng chịu lực của sàn bê tông cốt thép

Hình ảnh: Biểu đồ thể hiện chuyển vị dầm sàn tại vị trí thử tải sàn – kiểm định công trình

 Đánh giá kiểm định độ võng dầm sàn tại vị trí ô sàn thí nghiệm (đánh giá theo tiêu chuẩn):

+ Tính toán độ võng ô sàn 3-4/A-B:

∆3−4 𝑠𝑎𝑛= 5.58 – (4.96 + 5.72)/ 2 = 0.240𝑚𝑚 < ([∆𝑚𝑎𝑥  ] = 6.76𝑚𝑚 được tính theo TCVN 9344: 2012)

+ Tính toán độ võng ô sàn 4-5/A-B:

∆4−5 𝑠𝑎𝑛= 5.92 – (4.88 + 2.13)/ 2 = 2.415𝑚𝑚 < ([∆𝑚𝑎𝑥  ] = 6.76𝑚𝑚 được tính theo TCVN 9344: 2012)

+ Tính toán độ võng dầm trục 4-A-B:

∆4 𝑑𝑎𝑚= 4.61𝑚𝑚 < ([∆𝑚𝑎𝑥 𝑑𝑎𝑚] = 81002 20000×600 = 5.46𝑚 được tính theo TCVN 9344: 2012)

Kết luận: Căn cứ TCVN 9344: 2012: Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép – Đánh Giá Độ Bền Của Các Bộ Phận Kết Cấu Chịu Uốn Trên Công Trình Bằng Phương Pháp Thí Nghiệm Chất Tải Tĩnh có quy định bộ phận kết cấu thử được coi là đạt yêu cầu về khả năng chịu lực. Kết cấu dầm sàn vị trí thí nghiệm đạt yêu cầu về khả năng chịu lực kháng cắt so với trước khi chưa gia cố dầm sàn công trình.

Khi các bạn có những phát sinh nghi ngờ về chất lượng của các công tác thi công trong xây dựng, hoặc khi cần kiểm định chất lượng công trình hãy liên hệ với công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình VietSum

/……………………………………………………/

Hotline: 090 959 8771 – Mr Nam

– “Vietsum đồng hành cùng thành công cho công trình của quý khách hàng” –

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Viết một bình luận

Tin tức liên quan