Kiểm định chất lượng nhà xưởng - Kiểm định nhà xưởng dệt may, kiểm định xưởng sản xuất là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của công trình nhà xưởng, bộ phận nhà xưởng hoặc toàn bộ nhà xưởng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích theo tiêu chuẩn hiện hành.
Công ty kiểm định chất lượng nhà xưởng VietSum xin trình bày mục đích thực hiện kiểm định chất lượng nhà xưởng:
Mục đích kiểm địnhxưởng sản xuất - Kiểm định chất lượng nhà xưởng - Kiểm định xưởng may
1. Kiểm định chất lượng nhà xưởng - Kiểm định xưởng may nhằm xem xét lại toàn bộ chất lượng công trình hiện hữu tính tới thời điểm hiện tại sau nhiều năm đã xây dựng để đưa ra các kết luận chính xác cho Chủ đầu tư nhà xưởng, cơ quan chủ quản, quản lý Nhà Nước về tình trạng của nhà xưởng phục vụ cho các yêu cầu:
2. Kiểm định chuyển đổi công năng sử dụng cho nhà xưởng; Đánh giá mức độ an toàn chịu lực của kết cấu công trình hiện trạng sử dụng không đúng công năng theo thiết kế ban đầu;
3. Kiểm định đánh giá chất lượng còn lại của công trình do sự cố;
4. Kiểm định xác định chất lượng hiện trạng, kiểm tra nguyên nhân gây ra hư hỏng, tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của nhà xưởng khi chất thêm tải, cải tạo sàn, nâng thêm sàn, thay đổi tải trọng sàn;
5. Kiểm định xác định chất lượng hiện trạng, xác định tỉ lệ phần trăm chất lượng còn lại của từng tài sản;
6. Kiểm kê hiện trạng, xác định giá của tài sản, công trình gắn liền với đất phục vụ công tác di dời;
7. Kiểm định xưởng sản xuất - Kiểm định chứng nhận an toàn chịu lực nhà xưởng;
8. Kiểm định đánh giá chất lượng nhà xưởng đưa vào sử dụng lại, tiếp tục hoạt động;
9. Kiểm định chất lượng nhà xưởng cho chuyển đổi trang thiết bị;
10. Kiểm định đánh giá sự cố công trình, xác định nguyên nhân xác định khả năng chịu lực, đánh giá độ an toàn của các bộ phận kết cấu và toàn bộ công trình;
11. Kiểm định đánh giá chất lượng nhà xưởng để hoàn công công trình;
Phương pháp kiểm định chất lượng nhà xưởng - Kiểm định xưởng may:
KIỂM TRA TẠI NHÀ XƯỞNG - KIỂM ĐỊNH XƯỞNG SẢN XUẤT:
1. Quan sát, kiểm tra hiện trạng công trình: Thực hiện bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, máy đo xác định bề rộng vết nứt.
2. Kiểm tra kích thước hình học: kiểm tra hiện trường, đo đạc, xác định lại kích thước các cấu kiện công trình, đo vẽ lại theo thực tế. Thực hiện bằng phương pháp thủ công, đo đạc trực tiếp bằng thước thép, thước kẹp.
3. Kiểm tra cường độ bê tông: Thực hiện bằng phương pháp thủ công: khoan lấy lõi bê tông trực tiếp tại hiện trường và sau đó gia công, nén tại phòng thí nghiệm, kết hợp với phương pháp không phá hủy sử dụng súng bật nẩy.
4. Kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép: Thực hiện bằng phương pháp điện từ sử dụng thiết bị máy Elcometer THD 331 kết hợp với khoan đục, đo đạc thủ công bằng thước kẹp.
5. Kiểm tra chiều dày bảo vệ cốt thép: Thực hiện bằng phương pháp điện từ sử dụng thiết bị máy Elcometer THD 331 kết hợp với khoan đục, đo đạc thủ công bằng thước kẹp.
6. Kiểm tra độ võng: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định cao độ các điểm, tính toán độ chênh cao và các tiêu chuẩn đánh giá nhà xưởng.
7. Kiểm tra độ thẳng đứng: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định tọa độ các điểm, tính toán xác định độ thẳng đứng và các tiêu chuẩn đánh giá nhà xưởng.
8. Kiểm tra độ nghiêng tổng thể công trình: Thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử leica, đo xác định tọa độ các điểm, tính toán xác định độ nghiêng và các tiêu chuẩn đánh giá nhà xưởng.
KIỂM TRA TẠI PHÒNG LAS XD - KIỂM ĐỊNH XƯỞNG SẢN XUẤT:
1. Gia công mẫu bê tông khoan tại hiện trường theo đúng quy cách trong tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006, sau đó đem nén xác định cường độ bằng máy nén Phoenix.
2. Xử lý các số liệu thu thập được tại hiện trường: trị số bật nẩy, giá trị độ võng, độ thẳng đứng, độ nghiêng tổng thể công trình,…tại phòng thí nghiệm.
3. Tính toán, đánh giá số liệu sử dụng máy tính thông qua các phần mềm chuyên ngành: etabs, safe,…và các tiêu chuẩn đánh giá nhà xưởng liên quan.
Hoạt động các ngành nghề Kiểm định chất lượng công trình; Thiết kế xây dựng và lập dự toán; Thẩm tra thiết kế và dự toán; Giám sát thi công công trình; Quan trắc công trình; Tư vấn đấu thầu và lập dự toán; Thi công xây lắp công trình và thi công lắp đặt thiết bị.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VIETSUM; Mã số thuế: 0316425344 ; Giấy ĐKKD: số 0316425344 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cấp ngày 07 tháng 08 năm 2020
Kiểm định xưởng sản xuất
1.?
2.?
3.?
Kiểm định vết nứt, hư hỏng cấu kiện, nghiêng võng nhà xưởng
Mục đích Kiểm định vết nứt – kiểm định hư hỏng cấu kiện là xác định chất lượng các cấu kiện kết cấu nhà bị hư hỏng theo mức độ như thế nào, nghiêm trọng hay ổn định, tiếp tục sử dụng hay tháo dỡ thi công mới, hay gia cố để tiếp tục sử dụng. … Đọc tiếp
Thẩm tra bản vẽ thi công, dự toán giá trị nhà xưởng – Thiết kế nhà xưởng 2021
Những tiêu chí kiểm định Vietsum thực hiện trong thẩm tra bản vẽ thi công nhà xưởng, dự toán giá trị công trình – Thiết kế nhà xưởng sản xuất: Về chất lượng của thẩm tra thiết kế: – Phù hợp với dự án đầu tư xây dựng và các bản vẽ công nghệ … Đọc tiếp
Kiểm định bảo trì nhà xưởng sản xuất – lập quy trình bảo trì nhà xưởng 2021
Tại sao cần kiểm định bảo trì nhà xưởng, lập quy trình bảo trì nhà xưởng như thế nào? Quy trình kiểm định xưởng sản xuất để bảo trì công trình được lập và tái kiểm định trong bao lâu? Kiểm định nhà xưởng sản xuất, công trình, xưởng dệt may, da giày, bao bì … Đọc tiếp
- « Trang trước
- 1
- …
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- …
- 20
- Trang sau »